Facebook Twitter youtube Tiktok

Chế biến sâu là chìa khóa đưa trái cây Việt Nam ra thế giới

(HQ Online) - Đó là nhận định của ông Đặng Phúc Nguyên (ảnh), Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam khi chia sẻ với Tạp chí Hải quan.
Xuất khẩu cà phê vào châu Phi: Hấp dẫn nhưng đầy thách thức
Đến năm 2030, 60% giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực là sản phẩm chế biến
EU đưa ra 9 cảnh báo với rau quả xuất khẩu Việt Nam
Ông Đặng Phúc Nguyên
Ông Đặng Phúc Nguyên

Xin ông chia sẻ một số nét chính trong kết quả xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ đầu năm đến nay?

Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có chiều hướng sụt giảm. Trong tháng 7/2022, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 256,6 triệu USD, giảm 1,2% so với tháng trước và giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.935,8 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ 7 tháng năm 2021.

Trong đó, thị trường Trung Quốc – nơi chiếm tới 60% thị phần rau quả xuất khẩu của Việt Nam, ghi nhận mức sụt giảm mạnh tới 34% đã tác động lớn tới kết quả xuất khẩu chung của ngành rau quả. Việc Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid” đã gây nhiều khó khăn cho các nước đưa hàng vào Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Còn với thị trường Mỹ, dù kết quả thống kê vẫn cho thấy sự tăng trưởng 23% về kim ngạch, nhưng trong chuyến khảo sát thị trường Mỹ mới đây, tôi thấy trái cây Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn với trái cây của các nước Nam Mỹ như Mexico, Peru, Ecuador… Với điều kiện địa lý ở rất gần, trái cây từ các nước này có chi phí vận chuyển, logistics tới Mỹ thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam, nên giá bán cũng cạnh tranh hơn đáng kể. Ví dụ như mít nguyên trái có giá chỉ khoảng 25.000 đồng/kg, chôm chôm khoảng 50.000 đồng/kg, dưa hấu khoảng 30.000/kg… chỉ tương đương với giá bán ở ngay tại thị trường Việt Nam. Hiện mỗi năm Mexico xuất khẩu trái cây sang Mỹ tới 7-8 tỷ USD.

Ghi nhận tại các siêu thị của Mỹ đều thấy trái cây Việt Nam xuất hiện rất hiếm hoi. Lạm phát tăng cao nên người dân Mỹ có xu hướng tiết kiệm, chuyển sang mua các sản phẩm giá rẻ. Điều này khiến cho hàng Việt Nam cạnh tranh khó khăn hơn. Những mặt hàng trước đây Việt Nam xuất khẩu khá nhiều như thanh long, chôm chôm, măng cụt, vải… đều vấp phải sự cạnh tranh lớn do chi phí tăng.

Dù xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc bị sụt giảm mạnh, nhưng tin vui là nhiều loại quả như sầu riêng, chanh dây đã được phép xuất khẩu chính ngạch. Liệu điều này có giúp vực dậy kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này, thưa ông?

Trước đây khi Trung Quốc chưa ký nghị định thư với Việt Nam, các DN Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này phải đi đường tiểu ngạch với rất nhiều rủi ro do không có hợp đồng và không thể quảng bá cho trái cây Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng không khuyến khích hình thức xuất khẩu này. Việc ùn ứ nông sản ở biên giới phía Bắc thời gian qua mà một thực tế rủi ro của hình thức xuất khẩu tiểu ngạch này.

Hiện nay, với việc có thể xuất khẩu chính ngạch, các DN có thể đẩy mạnh quảng bá cho trái cây Việt Nam trên các phương tiện truyền thông, việc mua bán cũng có hợp đồng rõ ràng, khi có xảy ra tranh chấp sẽ có cơ sở để khởi kiện… Bên cạnh đó, giá bán cho trái cây Việt Nam cũng sẽ cao hơn vì DN Việt Nam không phải thông qua nhiều thương lái mà có thể làm việc trực tiếp với các tập đoàn, siêu thị lớn của Trung Quốc. Điều này cũng tạo nền tảng để phát triển vùng nguyên liệu bền vững, hình thành các cơ sở đóng gói đạt chuẩn, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khi DN xây dựng được thương hiệu, thương hiệu quốc gia cũng sẽ hình thành. Hiện mỗi năm, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng 150 triệu USD, trong khi đó, Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc tới 3,5 tỷ USD. Điều này cho thấy cơ hội còn rất lớn và việc xuất khẩu chính ngạch chính là xúc tác cho việc nâng cao chất lượng, từ đó gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Vấn đề chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản nói chung và rau quả nói riêng xuất khẩu vào các thị trường khó tính đã được bàn tới rất nhiều, nhưng tại sao gần đây vẫn có những lô hàng bị trả về hoặc tiêu hủy do vướng dư lượng hóa chất?

Cách đây khoảng 1-2 năm khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, nhiều DN và nhà sản xuất không nắm kỹ các quy định về chất lượng, trong đó có quy định về nồng độ dư lượng hóa chất. Trong khi mức dư lượng cho phép của EU là rất thấp, nên dù có được các thị trường khác như Mỹ chấp thuận, nhưng vẫn không đạt ở EU. Ngoài ra còn có tình trạng DN nhận đặt hàng 10 tấn, nhưng sản lượng trồng theo tiêu chuẩn chỉ đạt khoảng 8-9 tấn, nên DN mua thêm bên ngoài để đủ số lượng 10 tấn. Rủi ro là phần mua từ bên ngoài này không được kiểm soát tốt về quy trình canh tác, nên có thể bị vướng dư lượng, khi EU lấy mẫu kiểm tra lại trúng ngay phần này, nên lô hàng bị trả về.

Hiện nay, các DN đều đã thận trọng hơn rất nhiều, không dám mua hàng bên ngoài, trừ khi nắm rõ quy trình canh tác của họ. Ngoài ra, các DN xuất khẩu đi các thị trường khó tính đều đã quan tâm tới vấn đề xây dựng vùng nguyên liệu riêng, liên kết với các hợp tác xã, trang trại lớn để áp dụng các quy trình canh tác đạt chuẩn… Do đó, từ cuối năm 2021 đến nay tình trạng bị phản ánh đã giảm rất nhiều, không còn phổ biến như trước.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 858/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030" với mục tiêu phát triển chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong Top 10 các nước hàng đầu thế giới vào năm 2030. Ông đánh giá điều này sẽ tác động ra sao đến ngành rau quả nói riêng và nông sản nói chung của Việt Nam?

Quyết định này là minh chứng cho tầm nhìn xa của Chính phủ. Bởi lâu nay nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô, tốn rất nhiều chi phí logistics, trong khi hàm lượng giá trị không cao, đặc biệt trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao và dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành, lạm phát ở các thị trường tiêu thụ lớn thì đây là một bất lợi lớn. Một container sầu riêng xuất khẩu thì có tới hơn phân nửa là vỏ và hạt. Nếu có thể đưa vào chế biến thành sầu riêng tách múi hoặc các sản phẩm ăn liền thì 1 container thành phẩm sẽ tương đương với 3 container nguyên trái như hiện nay, từ đó giảm được rất nhiều chi phí. “Nhẹ” hơn về trọng lượng nhưng sẽ “nặng” hơn về giá trị.

Từ đó cho thấy việc đẩy mạnh chế biến sâu là bắt buộc để đưa trái cây Việt Nam đi xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với quyết định này của Chính phủ, rất nhiều loại quả của Việt Nam như sầu riêng, dừa, dứa, chanh dây sẽ có cơ hội gia tăng giá trị. Nhiều sản phẩm chỉ cần chế biến rất đơn giản cũng được thị trường ưa chuộng. Ví dụ như tại các siêu thị của Mỹ, những sản phẩm trái cây do Mexico cung cấp được kết hợp nhiều loại trái gọt sẵn, để đông lạnh được tiêu thụ khá nhiều. Chỉ với một khoản tiền vừa phải, người tiêu dùng được thưởng thức nhiều loại trái cây, lại rất tiện lợi. Các DN nên tìm hiểu thêm về thị hiếu thị trường và bắt đầu bằng những sản phẩm đơn giản trước, khi mà năng lực về vốn và công nghệ còn hạn chế.

Tôi tin rằng với quyết định mới này và sự vào cuộc tích cực của các bộ ngành liên quan, hoạt động chế biến rau quả nói riêng và nông sản nói chung sẽ có sự khởi sắc. Từ đó mang lại diện mạo mới cho ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hiền (thực hiện)

Tin liên quan

Tận dụng lợi thế để tăng xuất khẩu rau quả vào các thị trường gần

Tận dụng lợi thế để tăng xuất khẩu rau quả vào các thị trường gần

(HQ Online) - Với khoảng cách địa lý gần, chi phí và thời gian vận chuyển thấp cùng ưu đãi về thuế quan… là những lợi thế lớn mà ngành rau quả Việt Nam cần tranh thủ tận dụng để tăng cường xuất khẩu vào các thị trường khu vực châu Á như Trung Quốc, ASEAN, Trung Đông…
Tác động của gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ đến xuất khẩu nông sản

Tác động của gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ đến xuất khẩu nông sản

Cuộc tấn công của Houthi vào các tàu qua Biển Đỏ đang khiến nhiều công ty cho đến nay vẫn chuyển hàng qua Kênh đào Suez phải đổi hướng, định tuyến lại các tuyến đường, kéo theo chi phí và thời gian.
Chiếu xạ giúp nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu

Chiếu xạ giúp nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu

(HQ Online) - Hiện nay, việc ứng dụng các công nghệ chiếu xạ và tuân thủ các nguyên tắc, quy trình vận hành tại các nhà máy chiếu xạ sẽ góp phần cùng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng giá trị và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản và hàng hoá khác trên thị trường thế giới.
Mở đường xuất khẩu sâm và sản phẩm sâm của Việt Nam

Mở đường xuất khẩu sâm và sản phẩm sâm của Việt Nam

(HQ Online) - Sâm và sản phẩm sâm của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng vượt trội so với nhiều nước nhưng sản lượng xuất khẩu vẫn rất nhỏ lẻ. Do đó, cần có sự chung tay của nhiều cơ quan, đơn vị để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sâm, xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
(Infographics) 2 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô

(Infographics) 2 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 4, có 2 thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên là Hoa Kỳ và Trung Quốc, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất nhập khẩu biến động thế nào trong 15 ngày gần đây?

Xuất nhập khẩu biến động thế nào trong 15 ngày gần đây?

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 4/2024 (16-30/4) đạt 29,61 tỷ USD, giảm 4,9% (tương ứng giảm 1,52 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 4/2024.
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 6 tỷ USD

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 6 tỷ USD

(HQ Online) - Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam và đạt được mức tăng trưởng khả quan.
Thủy sản xuất khẩu có nhiều thuận lợi nếu Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Thủy sản xuất khẩu có nhiều thuận lợi nếu Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

(HQ Online) - Nếu Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và điều tra chống trợ cấp trong thời gian tới.
4 tháng chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử

4 tháng chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu có quy mô kim ngạch lớn nhất cả nước.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô sang Trung Quốc

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô sang Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 4/2024, có 4 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên.
4 địa phương xuất khẩu chục tỷ đô

4 địa phương xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 4, có 4 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(Infographics) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong tháng 4/2024

(Infographics) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong tháng 4/2024

(HQ Online) - Tháng 4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 61,04 tỷ USD, giảm 5,4% (tương ứng giảm 3,5 tỷ USD) so với tháng trước.
Hết tháng 4 xuất nhập khẩu đạt 239 tỷ USD

Hết tháng 4 xuất nhập khẩu đạt 239 tỷ USD

(HQ Online) - Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 4 có giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn đạt mức cao hơn 60 tỷ USD.
(Infographics) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật nửa đầu tháng 4/2024

(Infographics) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật nửa đầu tháng 4/2024

(HQ Online) - Kỳ 1 tháng 4/2024 (1- 15/4/2024), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31,13 tỷ USD, giảm 4,8% (tương ứng giảm 1,56 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2024.
Lào Cai: Chủ động giải pháp tạo thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều

Lào Cai: Chủ động giải pháp tạo thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều

(HQ Online) - Ngay từ bây giờ, các cơ quan chức năng của Lào Cai đã bắt tay vào chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng tạo thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành trong thời gian tới.
2 nhóm hàng nhập khẩu chục tỷ đô

2 nhóm hàng nhập khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Riêng 2 nhóm hàng lớn nhất chiếm đến gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Tạp chí Hải quan trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII:
Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Doanh nghiệp chịu lỗ từ chênh lệch tỷ giá

Doanh nghiệp chịu lỗ từ chênh lệch tỷ giá

Những tháng đầu năm 2024, tỷ giá trong nước có biến động mạnh đã tác động đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ hay nhập khẩu lớn.
Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu rà soát thép không gỉ sang Hàn Quốc

Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu rà soát thép không gỉ sang Hàn Quốc

Hàn Quốc tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5% so với tháng 3

Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5% so với tháng 3

Theo thống kê, công tác thu NSNN tháng 4 của ngành Hải quan đạt kết quả khả quan với con số 34.992 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng 3.
Phiên bản di động