Ai có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra sau hoàn thuế đối với DN ưu tiên?

(HQ Online) - Để kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước của DN ưu tiên, Cục trưởng cục hải quan tỉnh, thành phố nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn sẽ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Nguyên tắc thực hiện kiểm tra đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế
Quy định theo dõi, đôn đốc kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

Điều 44 Luật Hải quan quy định trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên nêu rõ: “Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xét, công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ việc áp dụng thực hiện chế độ ưu tiên cho DN. Cơ quan Hải quan các cấp có trách nhiệm: kiểm tra, giám sát, đánh giá sự tuân thủ pháp luật của DN; hướng dẫn DN về chính sách, quy định của pháp luật về thuế và hải quan”.

Theo đó, khoản 4 Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: “Cục trưởng cục hải quan tỉnh, thành phố nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và trong thời hạn 5 năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý thuế”.

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra sau hoàn thuế đối với DN ưu tiên?
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Ảnh: H.Nụ

Theo Luật Quản lý thuế thì không có quy định về việc không thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước của DN ưu tiên. Việc kiểm tra sau hoàn thuế đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được thực hiện trên nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn 10 năm đối với các quy định hoàn thuế ban hành tại thời điểm Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực và trong thời hạn 5 năm đối với các quyết định hoàn thuế ban hành tại thời điểm Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực.

Ngày 3/1/2023, Tổng cục Hải quan đã có công văn chỉ đạo trong trường hợp phát hiện dấu hiệu cần áp dụng biện pháp kiểm tra đối với các DN ưu tiên thì phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để xem xét quyết định việc kiểm tra.

Đối chiếu với quy định và hướng dẫn thì thẩm quyền kiểm tra sau hoàn thuế đối với các DN ưu tiên do Cục trưởng cục hải quan tỉnh, thành phố nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, trước khi ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra, cục hải quan tỉnh, thành phố phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan các hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước của DN ưu tiên và kế hoạch kiểm tra để xem xét, quyết định việc kiểm tra hoặc có chỉ đạo kiểm tra.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Cơ sở thực hiện hoàn thuế theo hạn ngạch thuế quan

Cơ sở thực hiện hoàn thuế theo hạn ngạch thuế quan

(HQ Online) - Trước thắc mắc của Công ty TNHH Gaz Thành Đạt liên quan đến việc hoàn thuế hàng hóa NK theo hạn ngạch thuế quan, theo Tổng cục Hải quan, sau khi đối chiếu với các quy định và văn bản cấp hạn ngạch của Bộ Công Thương, cơ quan Hải quan chưa đủ cơ sở để thực hiện hoàn thuế cho các tờ khai năm 2022 đã thông quan trước ngày 16/11/2022.
Thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc công tác chống buôn lậu

Thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc công tác chống buôn lậu

(HQ Online) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ký Quyết định thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức thực hiện Kế hoạch số 92 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.
Nguyên tắc thực hiện kiểm tra đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế

Nguyên tắc thực hiện kiểm tra đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế

(HQ Online) - Việc kiểm tra trước hoặc sau hoàn thuế đối các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế đã được quy định rõ tại Luật Quản lý thuế. Theo đó, các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được thực hiện trên nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn quy định tại Luật Quản lý thuế có hiệu lực ở từng thời điểm ban hành.

Đọc tiếp

Phương thức thanh toán đáp ứng quy định mới được giảm giá hàng nhập khẩu

Phương thức thanh toán đáp ứng quy định mới được giảm giá hàng nhập khẩu

(HQ Online) - Theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về trị giá hải quan đối với hàng hóa XNK thì để được xem xét giảm giá hàng NK, phương thức thanh toán thể hiện trên hợp đồng mua bán phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức letter of credit (L/C) hoặc telegraphic transfer reimbursement (TTR) cho toàn bộ hàng hoá NK thuộc hợp đồng mua bán và thời gian thanh toán phải phù hợp với bảng công bố giảm giá của người bán.